Hình : Văn Miếu, Quốc Tử Giám
Sau trước cùng nhau khúc ruột già,
Chớ nên nấu thịt mượn nồi da.
Cành Kinh (a) phải giữ cho xanh lá,
Thước vải yêu nhau lựa đủ tà.
Những lúc ấm êm đành đã vậy,
Còn khi hoạn nạn nghĩ sao a ?
Anh em ăn ở nên hòa thuận,
Chớ để đau lòng đến mẹ cha...
*****************************
Anh em chính thực chân tay, (1)
Chân tay đau yếu thân nay hẳn là.
Cùng nhau một cửa sinh ra,
Cùng nhau con mẹ con cha khác gì.
Kể từ lúc bé tí ti,
Ăn, nô, chơi, ngủ, đứng, đi một đoàn.
Có khi thong thả thư nhàn,
Anh em sách vở chuyện bàn với nhau.
Có khi chơi quán chơi cầu,
Giắt tay anh trước, em sau nhạn hàng.(2)
Quý nhau như bạc, như vàng,
Tình thêm thân ái, nghĩa càng thủy chung.(3)
Đến khi đông vợ, đủ chồng,
Trách ai sao nỡ đem lòng đảo điên.
Trúc kia khóm đã không liền,
Riêng nơi trưởng dục, riêng miền băng nha.
Đến khi cha mẹ về già,
Anh em chẳng những không hòa lại tranh.
Anh rằng ruộng đất của anh,
Em rằng thóc cót, bạc giành của em.
Em rằng giở chúc thư xem,
Anh rằng mặt chú mà xem được à ?
Nào là hương hỏa (4) phần ta,
Nào ta lo việc mẹ cha đã nhiều.
Em rằng bác chỉ nói hươu, (5)
Nào đem cái sổ chi tiêu xem nào.
Anh rằng chú nói hay sao,
Này đây ỷ, khám (6) tôi giao chú thờ.
Thóc tiền chú hỏi bây giờ,
Trrưởng nam (7) chú tính còn nhờ nỗi chi.
Em rằng bác nói thế thì,
Mẹ cha dễ chẳng có gì cho tôi.
Thôi thì thôi, thế thì thôi,
Bác nay chớ có trách tôi tệ tình.
Nói thôi em nghĩ bực mình,
Về nhà xui vợ tỏi hành rang ca. (8)
Làm cho anh rất xấu xa,
Rồi đem mảnh giấy đến Nha (9) kêu trình.
(VẠN BẢO CHÂN KINH)
Than ôi đã đến tụng đình, (10)
Thế là đoạn nghĩa tuyệt tình anh em.
Còn đâu máu chảy ruột mềm,
Còn đâu hạnh phúc ấm êm thuở nào.
Dù cho nước lã đầy ao, (11)
Không bằng một giọt máu đào cùng nôi.(11)
Vì ai máu trắng như vôi,
Gà cùng một mẹ liên hồi đá nhau. (12)
Lời xưa một ngựa ốm đau, (13)
Cả tầu chê cỏ là câu răn đời. (13)
Ghi lòng tạc dạ con ơi !
Muốn khôn thì phải nhớ lời mẹ cha.
Dẫu không cùng ở chung nhà,
Thương nhau vạn dặm đường xa cũng gần.
Phải nên nhớ chữ tương thân, (14)
Thăm nom khi ốm, đỡ đần lúc đau.
Nghèo thì con cá, lá rau,
Giàu thì yến tiệc cùng nhau chung bàn.
Một nhà thơm nức huệ lan, (15)
Anh trên, em dưới muôn vàn yêu thương.
Lời quê chắp nhặt nên chương,
Để con suy gẫm làm gương sau này.
Ngang trời chớ để ong bay, (16)
Kẻo rồi chuốc lấy đắng cay vào mình.
Chữ rằng đức tự duy hinh.(17) 63
6/1986 TRƯỜNG GIANG
GHI CHÚ : (Chỉ dành cho giới trẻ sinh trưởng ở nước ngoài)
1/- Truyện anh em họ Điền trong Quốc Văn Giáo Khoa Thư lớp Sơ Đẳng : “Cha mẹ để gia tài lại cho hai con. Khi anh em chia nhau đến vật cuối cùng là cây cổ thụ sau vườn thì cây này bị héo rủ. Người anh nghĩ rằng, anh em không đoàn kết với nhau, cũng chẳng khác gì cây cổ thụ bị khô héo trước khi anh em họ Điền cắt đôi để chia nhau. Họ quyết định không chia gia tài và cùng ăn ở chung một nhà với nhau.”
Chân tay mà bị đứt thì người ta cảm thấy đau đớn. Cũng như anh em, một trong hai người bị đau ốm, tai nạn thì đều thương xót lẫn nhau.
2/- Đàn nhạn bao giờ cũng có một con đầu đàn bay ở trên trời.
3/- Thủy là khởi đầu, chung là kết thúc. Ý nói trước sau như một.
4/- Gia tài, của cải cha mẹ để lại cho con
5/- Nói tào lao, nói bậy bạ không đúng sự thật.
6/- Cái ngai nhỏ để trên bàn thờ Tổ tiên.
7/- Con trai đầu lòng
8/- Bêu riếu, làm nhục ai.
9/- Nơi làm việc của người đứng đầu một địa phương (Huyện, Tỉnh)
(10) Nơi xét xử việc kiện tụng (tòa án)
(11) Ca dao : Một giọt máu đào, hơn ao nước lã. Ý nói tình anh em bao giờ cũng thân thiết hơn người ngoài.
(12) Tục ngữ : Gà nhà bôi mặt đá nhau. Ý nói anh em gây lộn với nhau.
(13) Tục ngữ : Một con ngựa đau, cả tầu chê cỏ. Ý nói trong nhà có người bị tai nan, bệnh tật thì mỗi người thân đều cảm thấy xót xa, thương cảm.
(14) Cùng thương yêu nhau.
(15) Hoa huệ và hoa lan. Hai loại hoa có mùi thơm. Ý nói anh em hòa thuận thương yêu nhau.
(16) Đàn ong bay trên lưng trời qua một vung không còn để lại dáu vết gì. Ý nói lời cha mẹ nói phải ghi nhớ trong lòng, đừng để ngoài tai.
(17) Đức độ tự nó tỏa ra mùi thơm. Ý nói người làm việc tốt lành, mọi người đều biết.
Sau trước cùng nhau khúc ruột già,
Chớ nên nấu thịt mượn nồi da.
Cành Kinh (a) phải giữ cho xanh lá,
Thước vải yêu nhau lựa đủ tà.
Những lúc ấm êm đành đã vậy,
Còn khi hoạn nạn nghĩ sao a ?
Anh em ăn ở nên hòa thuận,
Chớ để đau lòng đến mẹ cha...
*****************************
Anh em chính thực chân tay, (1)
Chân tay đau yếu thân nay hẳn là.
Cùng nhau một cửa sinh ra,
Cùng nhau con mẹ con cha khác gì.
Kể từ lúc bé tí ti,
Ăn, nô, chơi, ngủ, đứng, đi một đoàn.
Có khi thong thả thư nhàn,
Anh em sách vở chuyện bàn với nhau.
Có khi chơi quán chơi cầu,
Giắt tay anh trước, em sau nhạn hàng.(2)
Quý nhau như bạc, như vàng,
Tình thêm thân ái, nghĩa càng thủy chung.(3)
Đến khi đông vợ, đủ chồng,
Trách ai sao nỡ đem lòng đảo điên.
Trúc kia khóm đã không liền,
Riêng nơi trưởng dục, riêng miền băng nha.
Đến khi cha mẹ về già,
Anh em chẳng những không hòa lại tranh.
Anh rằng ruộng đất của anh,
Em rằng thóc cót, bạc giành của em.
Em rằng giở chúc thư xem,
Anh rằng mặt chú mà xem được à ?
Nào là hương hỏa (4) phần ta,
Nào ta lo việc mẹ cha đã nhiều.
Em rằng bác chỉ nói hươu, (5)
Nào đem cái sổ chi tiêu xem nào.
Anh rằng chú nói hay sao,
Này đây ỷ, khám (6) tôi giao chú thờ.
Thóc tiền chú hỏi bây giờ,
Trrưởng nam (7) chú tính còn nhờ nỗi chi.
Em rằng bác nói thế thì,
Mẹ cha dễ chẳng có gì cho tôi.
Thôi thì thôi, thế thì thôi,
Bác nay chớ có trách tôi tệ tình.
Nói thôi em nghĩ bực mình,
Về nhà xui vợ tỏi hành rang ca. (8)
Làm cho anh rất xấu xa,
Rồi đem mảnh giấy đến Nha (9) kêu trình.
(VẠN BẢO CHÂN KINH)
Than ôi đã đến tụng đình, (10)
Thế là đoạn nghĩa tuyệt tình anh em.
Còn đâu máu chảy ruột mềm,
Còn đâu hạnh phúc ấm êm thuở nào.
Dù cho nước lã đầy ao, (11)
Không bằng một giọt máu đào cùng nôi.(11)
Vì ai máu trắng như vôi,
Gà cùng một mẹ liên hồi đá nhau. (12)
Lời xưa một ngựa ốm đau, (13)
Cả tầu chê cỏ là câu răn đời. (13)
Ghi lòng tạc dạ con ơi !
Muốn khôn thì phải nhớ lời mẹ cha.
Dẫu không cùng ở chung nhà,
Thương nhau vạn dặm đường xa cũng gần.
Phải nên nhớ chữ tương thân, (14)
Thăm nom khi ốm, đỡ đần lúc đau.
Nghèo thì con cá, lá rau,
Giàu thì yến tiệc cùng nhau chung bàn.
Một nhà thơm nức huệ lan, (15)
Anh trên, em dưới muôn vàn yêu thương.
Lời quê chắp nhặt nên chương,
Để con suy gẫm làm gương sau này.
Ngang trời chớ để ong bay, (16)
Kẻo rồi chuốc lấy đắng cay vào mình.
Chữ rằng đức tự duy hinh.(17) 63
6/1986 TRƯỜNG GIANG
GHI CHÚ : (Chỉ dành cho giới trẻ sinh trưởng ở nước ngoài)
1/- Truyện anh em họ Điền trong Quốc Văn Giáo Khoa Thư lớp Sơ Đẳng : “Cha mẹ để gia tài lại cho hai con. Khi anh em chia nhau đến vật cuối cùng là cây cổ thụ sau vườn thì cây này bị héo rủ. Người anh nghĩ rằng, anh em không đoàn kết với nhau, cũng chẳng khác gì cây cổ thụ bị khô héo trước khi anh em họ Điền cắt đôi để chia nhau. Họ quyết định không chia gia tài và cùng ăn ở chung một nhà với nhau.”
Chân tay mà bị đứt thì người ta cảm thấy đau đớn. Cũng như anh em, một trong hai người bị đau ốm, tai nạn thì đều thương xót lẫn nhau.
2/- Đàn nhạn bao giờ cũng có một con đầu đàn bay ở trên trời.
3/- Thủy là khởi đầu, chung là kết thúc. Ý nói trước sau như một.
4/- Gia tài, của cải cha mẹ để lại cho con
5/- Nói tào lao, nói bậy bạ không đúng sự thật.
6/- Cái ngai nhỏ để trên bàn thờ Tổ tiên.
7/- Con trai đầu lòng
8/- Bêu riếu, làm nhục ai.
9/- Nơi làm việc của người đứng đầu một địa phương (Huyện, Tỉnh)
(10) Nơi xét xử việc kiện tụng (tòa án)
(11) Ca dao : Một giọt máu đào, hơn ao nước lã. Ý nói tình anh em bao giờ cũng thân thiết hơn người ngoài.
(12) Tục ngữ : Gà nhà bôi mặt đá nhau. Ý nói anh em gây lộn với nhau.
(13) Tục ngữ : Một con ngựa đau, cả tầu chê cỏ. Ý nói trong nhà có người bị tai nan, bệnh tật thì mỗi người thân đều cảm thấy xót xa, thương cảm.
(14) Cùng thương yêu nhau.
(15) Hoa huệ và hoa lan. Hai loại hoa có mùi thơm. Ý nói anh em hòa thuận thương yêu nhau.
(16) Đàn ong bay trên lưng trời qua một vung không còn để lại dáu vết gì. Ý nói lời cha mẹ nói phải ghi nhớ trong lòng, đừng để ngoài tai.
(17) Đức độ tự nó tỏa ra mùi thơm. Ý nói người làm việc tốt lành, mọi người đều biết.